Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2009

Kỹ thuật trồng hoa hồng Pháp

1. NHÂN GIỐNG VÀ THỜI VỤ

Hoa hồng Pháp được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hoặc ghép nêm, ghép đoạn cành trên gốc ghép là cây tầm xuân (hoa hồng dây, hoa hồng dại).

Vào tháng 2-3, chọn ngày ấm (nhiệt độ >200C), cắt cành tầm xuân bánh tẻ có đường kính từ 0,5-1,5cm, dài 10-15cm bằng kéo sắc chuyên dùng. Nhúng hom tầm xuân trong dung dịch thuốc kích thích Atonic 1% hoặc Orgamin 1% trong 5 giây, sau đó giâm trên luống cát nhỏ đã chuẩn bị, có mái che nắng phía trên, với mật độ 5x5cm, tưới ẩm liên tục đảm bảo độ ẩm 75-80% độ ẩm đất, độ ẩm không khí đạt trên 90% ít nhất trong 20 ngày đầu. Sau khi giâm khoảng 45-60 ngày, các hom tầm xuân ra rễ dài 4-5cm thì tiến hành giâm vào bầu nilon có đường kính 7-10cm, cao 20-25cm, có đục lỗ thoát nước ở đáy. Giá thể làm bằng đất phù sa, bùn ải hoặc đất thịt nhẹ giàu dinh dưỡng 60-70% + phân chuồng hoai được ủ mục trong 2 tháng với 2% super lân Lâm Thao. Đặt bầu ươm hom giống vào vườn ươm được bố trí nơi cao, thoát nước, có giàn che bớt 60-70% ánh sáng trực xạ. Mật độ ươm với khoảng cách 15 x20 cm/bầu. Mỗi hom chỉ để 1 mầm sát mặt đất, tưới đạm + lân pha loãng với nước sạch, khi mầm có đường kính 0,3-0,5cm, cao 20-30 cm thì tiến hành ghép.

Cách ghép mắt nhỏ có gỗ như sau: Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 10 - 15cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở gốc ghép có dạng hình lưỡi ở gốc ghép. Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt lấy mắt ghép dạng hình lưỡi có một phần gỗ tương tự như trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép. Sau ghép 15-25 ngày tiến hành cởi dây ghép, nếu mắt ghép còn sống thì sau 2-3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép như tưới đủ ẩm, tưới phân đạm, kali pha loãng, phòng trừ sâu, bệnh kịp thời. Khi mầm ghép mọc cao 7-10 cm thì tiến hành đưa cây giống trồng ra ruộng sản xuất.

Thời vụ trồng: Vụ thu trồng tháng 9-10. Vụ xuân trong tháng2-3.

2. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

Chọn ruộng đất cát pha, thịt nhẹ, đất phù sa chủ động tưới tiêu. Hoa hồng yêu cầu độ pH: 6-7, nếu đất chua (độ pH dưới 5,5) cần bón 20-25 kg vôi bột/sào, vãi trước khi làm đất. Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống ruộng 70-80 cm, cao 25-30cm, trồng hàng đôi. Hai hàng đơn cách nhau 35-40cm, cây cách cây 30 cm.

Lượng phân bón cho 1 sào hoa hồng như sau: Phân chuồng hoai mục 7-10 tạ, phân lân super 20-25kg, đạm urê 10-15kg, kali clorua 3-5kg (năm đầu bón ít đạm và kali, năm thứ 2-3 bón nhiều hơn).

Cách bón: Bón lót lúc trồng toàn bộ phân chuồng, phân lân vào chính giữa luống. Bón thúc bằng cách tưới đạm và kali loãng lần thứ nhất sau trồng 15-20 ngày. Sau đó khoảng 15-20 ngày bón thúc 1 lần bằng đạm và kali cách gốc 15cm. Hoa hồng sau khi trồng được 3-4 tháng thì bói hoa. Kỹ thuật điều khiển ra hoa rộ vào những ngày có nhu cầu lớn như ngày lễ, tết, ngày rằm, mồng 1 (âm lịch) bán được giá cho thu nhập cao thuộc về kinh nghiệm riêng của từng nông dân.

Đốn tỉa thân cành: Sau khi mầm chính lên cao 20-25cm, thì tiến hành bấm ngọn, chỉ để 4-5 cành cấp 1 toả đều xung quanh tạo thành bộ khung chính của cây. Thường xuyên tỉa bỏ các lá già, cành tăm hương để tán cây được thông thoáng, giảm sâu, bệnh hại.

Theo kinh nghiệm của bà con nông dân, để chăm sóc hoa hồng có nhiều bông với chất lượng cao cần thao tác một số biện pháp kỹ thuật sau:

-Nên bón nhiều phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, bùn ao phơi ải và phân tổng hợp NPK (loại 12:5:10) của hãng Apatit Lào Cai, lân Lâm Thao cho hoa hồng thay phân đơn đạm, lân, kali cây sẽ tốt bền hơn.

- Thường xuyên phun một trong số các loại phân bón qua lá các loại như: A-H 502; Kích phát tố hoa trái Thiên nông, Atonic định kỳ khoảng 10-15 ngày/lần, cây sinh trưởng tốt, hoa nở số lượng nhiều, tập trung, kích thước hoa to, màu sắc sặc sỡ, khi sử dụng lâu tàn được người tiêu dùng tín nhiệm.

Nếu cây sinh trưởng quá tốt, chậm ra hoa bà con cần: Tỉa bớt cành la, cành tăm, cành vóng cho tán thông thoáng, ngừng bón đạm, ngừng tưới nước, bón lượng lớn kali (7-10kg/sào), để khô đất 10-15ngày, sau đó chăm sóc bình thuòng, cây sẽ nhanh phát hoa.

- Sau khi bấm ngọn cành tơ (cành non) khoảng 35-45 ngày (tuỳ vụ, tuỳ nhiệt độ, độ ẩm đất, lượng phân bón thúc cho cây và kinh nghiệm của người trồng cây) thì cây phát hoa. Như vậy muốn có hoa hồng phục vụ tết Nguyên đán, và những ngày sau tết, đầu tháng giêng thì cần bấm ngọn cành non vào khoảng đầu tháng 11 âm lịch hàng năm.

Về năng suất hoa, sau trồng 1 năm tuổi cho thu 4-5 nghìn bông/sào/năm. Hoa hồng 2 năm có thể cho 10-15 nghìn bông/năm. Năm thứ 3 sản lượng hoa giảm dần còn khoảng7-10 nghìn bông. Năm thứ 4 cây hoa tàn sinh trưởng kém nên tiến hành trồng mới.

Kỹ thuật bao hoa: Nếu không bao hoa, để tự nhiên thì hoa nở không đều, thu bán không đồng loạt. Dùng giấy chuyên dùng màu trắng không ngấm nước (của Trung Quốc sản xuất), quấn chặt vừa kín bông hoa chuẩn bị nở theo hình chóp nón (khi bỏ giấy ra, sau 1-2 giờ bông hoa sẽ được nở bung ra).

Kinh nghiệm phòng trừ một số sâu, bệnh hại chủ yếu như: Các loại rầy, rệp dùng thuốc Aciara 25EC; Sutin 5EC. Nhện đỏ dùng Sokupi 0,36AS; Ortus 5EC; Pegasus 500EC. Bệnh thán thư, bệnh sương mai, lở cổ rễ hại thân, cành lá, hoa dùng thuốc Alpine 80WP + Cavil 50WP hoặc Ridomin 72% + Carbenzim 50WP.

Theo hoinongdan.org.vn

TÚI Ủ BIOGAS


Phần 1: XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA NGƯỜI VÀ GIA SÚC
BẰNG TÚI Ủ BIOGAS


A. KHÁI NIỆM CHUNG VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN:
Khí sinh vật được phát hiện vào cuối thế kỷ 18. Nguồn gốc của nó là sản phẩm phân hủy kỵ khí của các chất hữu cơ giàu carbon trong các đầm lầy, ruộng lúa ngập nước hay các ao hồ, cống rãnh và các bãi rác phế thải của các thành phố...
Lần đầu tiên ý tưởng đề xuất việc thu hồi khí CH4 bằng quá trình phân hủy kỵ khí vào năm 1930 tại Bombay, Ấn Độ.
Đến nay việc ứng dụng khí sinh vật được phát triển rộng rãi tại nhiều QG trên thế giới.
Do khí sinh vật là sản phẩm bay hơi được của quá trình lên men kỵ khí phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp trong đó CH4 là thành phần chủ yếu chiếm khoảng 60 - 70% phần còn lại chủ yếu là CO2 thường dao động từ 35 – 40%. Ngoài ra còn một phần rất nhỏ các hỗn hợp khí khác như H2S, H2, O2, N2...
v Một hệ thống năng lượng khép kín gồm:
Hệ thống mương dẫn từ các nguồn thải đổ về bể phân hủy kỵ khí tùy theo lượng chất thải cần xử lý, chu kỳ phân hủy thường lựa chọn từ 20 - 30 ngày trong điều kiện thời tiết thuận lợi và môi trường ổn định nhằm phát huy sự hoạt động hữu hiệu của vi sinh vật trong hệ thống, khí CH4 được tận thu tham gia vào sử dụng làm năng lượng (nấu nướng, sưởi ấm, chạy máy nổ hay thắp sáng trực tiếp qua đèn măng xông). Chất thải xử lý sau biogas sẽ chuyển sang pha 2 (giai đoạn sục khí tăng cường oxy nhằm giảm BOD, COD và lắng các chất thải hữu cơ đã phân hủy làm sạch cơ bản nguồn thải.
Giai đoạn cuối là hồ hoàn thiện (hồ sinh học) tiếp theo lọc qua các bể lọc than, cát, sỏi... Nếu có nhu cầu xử lý cao phải bổ sung Clo khử trùng trước khi thải vào nguồn chung.

I. MỤC ĐÍCH:
Dùng túi ủ BIOGAS để xử lý triệt để chất thải của người và gia súc tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt gia đình, làm sạch môi trường.
II. CƠ CHẾ SINH HÓA CỦA PHƯƠNH PHÁP TÚI Ủ BIOGAS
Xử lý chất thải của người và gia súc bằng túi ủ BIOGAS dựa trên nguyên tắc hoạt động kỵ khí của các nhóm vi sinh vật tùy nghi và vi sinh vật kỵ khí. Các nhóm vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ tạo ra các axit hữu cơ, các axit hữu cơ tiếp tục được loại bỏ nhờ các nhóm vi sinh loại axit tạo CH4 và khí cacbonic. Các hoạt động được diễn ra trong túi ủ BIOGAS (trong môi trường kỵ khí).
VSV khử acid CO2, CH4
H2S
VSV tạo axitChất hữu cơ Axit hưu cơ CH4 và CO2

Trong quá trình phân hủy kỵ khí sự thay đổi của độ pH có ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt động của các vi sinh vật kị khí. Độ pH thích hợp nhất là từ 6,8 đến 7,5.
III. MÔ HÌNH THIẾT KẾ TÚI Ủ BIOGAS:
Hệ thống túi ủ biogas gồm có các bộ phận chính sau đây:

1

2

3

4

Túi Biogas (nilon)

Van an toàn

Túi trữ gas

Gas (20% - 30% Vtúi)

Phân và nước thải (70% - 80% Vtúi)

Đường dẫn ga










1. Chuồng gia súc
2 Mương thu phân và lắng cát
3. Ống dẫn phân, nước thải vào
4 Ống dẫn phân, nước thải ra
Chú thích:


1. Túi chứa phân:
- Gồm 3 lớp túi nilon lồng vào nhau để tăng độ bền của túi chứa, có 2 loại túi, loại khổ 1,6m ø 1m và loại khổ 2m ø 1,27m. Độ dài của túi phụ thuộc vào lượng phân cần chứa trong túi ủ, nếu chứa phân của 5-10 con heo cần túi dài 8 -9 m, 12-15 con heo cần túi dài 10 -12m.
- Hai đầu túi được cột với hai ống sành ø 10 cm, một ống để đưa phân vào trong túi ủ và một ống đưa nước thải ra ngoài.
Cố định mực nước đầu vào f 150mm

Cố định mực nước đầu ra

Gas (20% - 30% Vtúi)

Phân và nước thải (70% - 80% Vtúi)

Lỗ thát gas

Mặt cắt A-A
Túi ủ 3 lớp nylon

Sơ đồ túi Biogas









- Túi chứa phân được đặt trong hố chứa bằng đất hoặc xây gạch để được bảo vệ an toàn. KT hố chứa tùy thuộc vào loại túi, có thể theo các hình vẽ sau:
1m

1m

1.1m

0.9m

0.9m

0.8m






Hố xây ximăng
Hố đất

(khổ 1.6m,f 1m) (khổ 2m, f1.27m) ( khổ 1.6m, f1m) (khổ 2m, f 1.27m)
- Các lớp túi nilon phải hoàn toàn kín để gas không bị thoát ra ngoài.

2. Lỗ thoát gas:
Bộ phận này dùng để nối giữa túi chứa gas và hệ thống ống dẫn gas đến bếp.
Bộ thoát gas bằng nhựa - đồng gồm; răng trong, răng ngoài và hai thẻ tròn.
Dùng kéo cắt một lổ tròn bằng với lổ tròn của ốc nối răng ngoài trên một cạnh của túi (cách đầu túi nylon khoảng 1.5m).
Túi ni long (3 lớp )

Tạo lổ thủng

1.5m

Thẻ tròn (cao su )

Răng trong

Thẻ tròn (mêca)

Ống thát Gas

1

2

3

4

1

2

3









3.Ống dẫn gas:
- Ống dẫn ga đưa gas từ túi ủ vào bếp.
- Ống dẫn gas bằng loại ống nhựa ø21, cuộn dây dẻo ø 20 có độ dài bằng khoảng cách từ túi ủ đến bếp.
- Gắn ống dẻo nối liền túi ủ với van an toàn, túi dự trữ và bếp.
4. Van an toàn:
- Van an toàn để kiểm tra, bảo vệ độ an toàn của hệ thống gas, áp suất gas trong quá trình sử dụng .
- Van an toàn gồm có: một chữ T bằng nhựa (PVC) ø 21, một ống PVC ø 21 dài 20 cm, 2 ống PVC ) ø 21 dài 5 cm, chúng được nối với nhau và nối với ống dẫn gas (xem hình vẽ )
Nước

Ống PVC

3-5cm

Lổ kiễm soát

Chữ T

Nối với ống dẫn gas






5.Túi dự trữ:
-Túi dự trữ dùng để dự trữ gas khi lượng ga đựợc sinh ra nhiều trong túi chứa, gas từ túi chứa theo ống dẫn vào túi dự trữ sau đó vào bếp.
-Túi dự trữ gồm một chữ T bằng nhựa (PVC) Þ21, 2 ống PVC) Þ21 dài 5cm, một túi nilon 2 lớp lồng vào nhau dài từ 5-7 m (tùy số gia súc trong chuồng) (xem hình vẽ)
Ống PVC

Chữ T








Túi dự trữ gas

6.Hệ thống bếp :
- Bếp đúc bằng gang theo mẫu sẵn, có hai loại ,loại nhỏ để sử dụng cho nấu thông thường ,loại lớn sử dụng sử dụng cho các mục đích đun nấu nhiều hơn (xem hình vẽ)



Hệ thống bếp

7. Hố lắng cát hay mương dẫn phân, nước thải:
-Mương dẫn nước thải có độ dốc 2%, thấp dần về hướng đầu túi ủ. Trong quá trình thiết kế và xây dựng nên chú trọng đến việc tạo rãnh thu cát. Khi cát vào trong túi ủ sẽ làm nghẽn túi ủ.
-KT mương dẫn phụ thuộc vào số lượng phân và nước thải của chuồng trại.


IV.CÁCH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG BIOGAS
1. Tạo lỗ thoát gas:
- Dùng kéo cắt một lỗ tròn bằng với lỗ tròn của ống nối răng ngoài trên thân của túi chứa, sau đó thao tác theo hình vẽ. Lưu ý siết chặt các ốc .
Tạo lổ thủng

4

1

Túi ni long (3 lớp )

1.5m

Thẻ tròn (cao su )

Răng trong

Thẻ tròn (mêca)

Ống thát Gas

1

2

3

2

3










2.Lắp ống sành ở đầu vào và đầu ra của túi chứa:
-Mục đích là đễ giữ môi trường trong túi ủ bảo đảm kín.
Các thao tác cần phải thực hiện theo thứ tự sau:
* Bước 1: Đưa ống sành thứ nhất vào túi nylon, phần bên ngoài túi khoảng 1/5 chiều dài ống sành. Gấp nếp túi nylon quanh ống sành (phải cân đối thì túi ủ mới tròn đều), buộc chặt bằng dây cao su (ruộc xe), thắt chặt túi nylon vào ống sành bằng cổ dê.(vị trí A)
*Bước 2: Bịt kín đầu ống sành thứ nhất và lổ thoát gas (vi trí B)
*Bước 3: Đưa không khí vào túi bằng cách giũ đầu còn lại của túi.
*Bước 4: Thắt ngang một phần túi đễ giữ không khí (vị trí C).
*Bước 5: Buộc ống sành thứ 2 vào đầu còn lại của túi nylon, thao tác như bước thứ nhất (vị trí D).
*Bước 6: Buộc kín ống sành thứ 2. Tháo dây buộc ở bước 4 sau đó chỉnh sửa túi cho căng tròn, ngay ngắn.
A

B

C

D

Ống sành thứ nhất

Ống sành thứ hai




3.Đặt túi chứa phân vào hố :
-Trước khi đặt túi vào hố cần phải kiểm tra kỉ hố phải đãm bảo không có vật nhọn làm thủng túi.
-Cố định hai ống sành vào hai đầu hố với độ nghiêng 300 - 450 và cho đầu ống sành phía dưới cách mặt đáy hố ủ 35 -40 cm . Bơm nước vào túi chứa và chỉnh ống sành, túi, cho ngay ngắn, không để túi bị gấp nếp , méo mó, lượng nước bơm khoảng 70 -80 % dung tích túi chứa (xem hình vẽ ).

Cố định mực nước đầu vào

Cố định mực nước đầu ra

Gas (20% - 30% Vtúi)

Phân và nước thải (70% - 80% Vtúi)

Lỗ thát gas

10cm

Mặt cắt A-A








Sơ đồ lắp đặt túi ủ


4.Mô hình tổng thể lắp đăt hệ thống BIOGAS

1

2

3

3

Gas (20% - 30% Vtúi)

Phân và nước thải (70% - 80% Vtúi)

Túi Biogas (nilon)

Van an toàn

Túi trữ gas

Đường dẫn ga












V- CÁC LỌAI HẦM Ủ BIOGAS:

1. Loại hầm ủ nắp cố định, có vòm đúc.
-Loại hầm nắp cố định được xây bằng gạch có vòm chứa gas đúc liền với bể chứa dịch phân, thể tích bể chiếm 75% dung tích thiết kế, vòm chứa gas chiếm 25% thể tích thiết kế, phần bể điều áp chiếm 25 - 30% thể tích tùy nhu cầu gas cần khai thác.
-Loại bể này kích thước tùy theo nhu cầu xử lý của hộ chăn nuôi (tùy số lượng đàn heo mà thiết kế thể tích bể chứa cho phù hợp để xử lý) cấu tạo của bể thường hình trụ tròn, vòm chứa gas hình chóp cụt, bể điều áp hình chữ nhật hay tròn, vuông tùy địa hình, tại Đồng Nai và các vùng lân cận thường ứng dụng loại bể 5m3, 10m3, 20m3 – 30m3.
-Các loại bể lớn xây hình hộp có kích thước 50m3, 200m3 phục vụ cho các trại chăn nuôi và lò mổ có nhu cầu xử lý lớn, xây chìm trong lòng đất nên độ bền cao, nước thải tự chạy vào hầm chứa ít tốn diện tích, có thể sử dụng mặt bằng để chăn nuôi trên nóc bể, giữ nhiệt độ cao vào mùa lạnh và mùa mưa, thích hợp cho vi sinh vật phát triển, áp lực gas mạnh, có thể dẫn đi xa (300m) nấu nhanh, sử dụng cho thắp sáng tốt.
Nhược điểm: đào đất nhiều, vùng thấp trũng phải bơm nước khi thi công.
Kết quả: triển khai tại Đồng Nai và phụ cận trên 1.000 bể từ 50 – 200m3.

2. Loại hầm ủ nắp vòm cầu do chương trình phát triển khí sinh học quốc gia phổ biến.
-Hầm ủ nắp cố định vòm cầu được xây bằng gạch đinh gồm bể chứa dịch phân hủy liền với vòm chứa gas theo nguyên tắc bể điều áp giống loại hầm cố định của Đồng Nai, tuy nhiên phần vòm được xây bằng gạch cuốn tô trát 2 lớp vữa mác 75 và xử lý 3 lớp chống thấm, phần nắp đậy rời, bề điều áp hình bán cầu hoặc hình vuông tùy địa hình, V chung của các bể từ 5m3, 10m3 gần đây phổ biến loại 20m3.
-Đặc điểm hầm xây dựng nhanh không phải đúc đỡ tốn sắt thép và cốt pha.
-Tuy nhiên đòi hỏi thợ xây phải có kỹ thuật cao, đối với vùng nước ngập khó thi công, những nơi cần chăn nuôi và tận dụng mặt bằng trên mặt hầm khó áp dụng. Các loại bể quy mô lớn thuộc các trang trại từ 50m3 trở lên khó áp dụng.
Tại Đồng Nai số lượng hầm ủ loại này đã xây dựng trên 3.000 bể.
-Đối tượng: các hộ chăn nuôi ít đất rộng phù hợp cho vùng nông thôn ngoại thành. Hệ thống gồm mương dẫn nước thải từ các nguồn thải tự chảy vào túi phân hủy hình sống gồm 3 lớp túi nhựa dẻo polyetylen dày 0,3 – 0,5mm đường kính 1m, dài 8 – 12m tùy lượng phân, chất thải và nhu cầu xử lý.
-Chu kỳ phân hủy thường chọn (T) = 30 ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình 25 – 35 độ C. Vi sinh vật lên men có sẵn từ các loại phân gia súc trong điều kiện kỵ khí (không có không khí).Lượng khí CH4 đươc sinh ra sau quá trình lên men chiếm 50 - 70%
-Được khai thác tận thu làm chất đốt, chất thải giảm mùi từ 70 - 80% có thể pha loãng hay sục khí tiếp theo dùng cho tưới cây hoặc nuôi cá.
-Túi chứa khí gồm 2 ống hình trụ dài 3,5 – 4m lồng vào nhau được cột chắc theo hướng dẫn của kỹ thuật viên, đảm bảo khí kín tuyệt đối, đường ống dẫn gas đến 2 bếp, có hệ thống thoát nước đọng và chống tăng áp đột ngột (Đồng Nai đã lắp đặt trên 7.000 túi các loại).
Các túi ủ lắp đặt nhanh, giá rẻ thời gian thu hồi vốn nhanh dưới 1 năm.

3.Hầm biogas có các tiêu chuẩn kinh tế và ưu điểm sau:
-Lượng VK gây hại trong phân và chất thải chăn nuôi đã bị phân hủy thành khí gas và nước. Năng suất gas (CH4) từ 0,5-0,6m3/m3 dịch phân hủy/ngày đêm.
-Tiết kiệm tiền chất đốt từ 80.000-150.000 đồng/hộ/tháng.
-Thêm vào đó, nước thải của hệ thống đã diệt hết 99% trứng giun sán, tận dụng làm phân vi sinh hoặc tưới rau sạch.
-Tổng kinh phí xây dựng một hầm ga trung bình từ 4-5 triệu đồng. Việc sử dụng hầm biogas giúp cho mỗi hộ gia đình tiết kiệm trung bình được từ 700.000 - 1 triệu đồng/năm.
-Hầm biogas còn mang lại phân bón an toàn cho canh tác, hạn chế côn trùng phát triển và sinh trưởng, qua đó giúp giảm dịch hại từ 70%-80%, bảo vệ sức khỏe người nông dân.
→Như vậy có thể thấy, khí gas từ hầm biogas là hoàn toàn bình thường và không hề ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người. Hiện hầm biogas đã được triển khai xây dựng rộng rãi ở các tỉnh, thành từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, để hầm biogas hoạt động hiệu quả nhất và bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, người dân khi xây dựng cần phải được hướng dẫn cụ thể hoặc thuê đội ngũ xây lắp.

VI. BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG:

1.Bảo quản túi ủ phân.
-Làm hàng rào đễ bảo vệ túi không bị thủng, che nắng tránh sự lảo hóa của nilon dưới tác dụng trực tiếp của ánh nắng mặt trời là những yếu tố cơ bản quyết định độ bền cho kỹ thuật này. Do đó cần tốn kém một ít kinh phí đễ thực hiện khâu này. Lưu ý vật liệu che chắn không nên tiếp xúc với túi vì như thế tạo thuận lợi cho chuột trú ngụ làm rách túi.
2.Cung cấp phân cho túi ủ.
-Toàn bộ phân và nước rữa chuồng được cho trực tiếp vào túi ủ. Sau 10 - 20 ngày gas sẽ được sinh ra từ từ bằng quá trình lên men yếm khí tùy nghi. Sau 45 ngày gas sinh ra tương đối ổn định.
-Lượng phân cho vào đã được ước lượng như đã mô tả trong phần chiều dài của túi. Qua thí nghiệm và thực tế sản xuất cho thấy lượng gas sinh ra nhiều và ổn định theo thứ tự các loại phân của gia súc: heo, gà, bò… Hổn hợp nhiều loại phân sẽ cho gas tốt hơn. Do đó nên làm kết hợp nối liền hệ thống cầu xí của người, phân gia súc khác vào hệ thống này đễ giãi quyết tốt vấn đề môi trường.
-Sử dụng phân hoai đã chuyển sang màu nâu đen cho vào túi ủ sẽ sinh gas nhanh và mau ổn định hơn.
3.Qui trình sử dụng gas.
-Gas sinh ra trong những ngày đầu đốt không cháy là do chứa nhiều khí CO2 do đó xả bỏ một vài lần cho đến khi nào đốt cháy.
-Ngọn lửa phụ thuộc vào áp lực gas sinh ra, trong đó một phần là do túi trử gas không đủ áp suất. Phải thường xuyên treo và tháo vật nặng tại túi trử gas đễ kiễm soát quá trình đun nấu.

4. Các yêu cầu khi sử dụng Biogas :
-Thường xuyên theo dõi và bảo quản đường ống dẫn gas. Tránh các vật nhọn và chuột làm thủng túi và ống dẫn gas sẽ làm thất thoát gas.
-Ktra nước đọng trong ống dẫn gas, kiểm tra ống dẫn gas không bị cong, gấp.
-Châm nước vào van an toàn.
-Không nên cho nước sát trùng, vôi, xà phòng, các chất diệt khuẩn khác. Không cho trấu, đất cát, sắt đá, vật nhọn, vật cứng… vào trong túi chứa phân, sẽ dễ dàng làm rách túi.
-Gas sẽ không sinh ra sau khi ngừng cung cấp phân khoảng 20 ngày. Do đó cần duy trì hoạt động, chăn nuôi và cung cấp phân cho túi ủ. Hiệu quả của hệ thống phụ thuộc vào lượng phân nạp hàng ngày.

VII. CÁC HỆ THỐNG XỬ LÍ KHÉP KÍN CỦA SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG :
-Để nâng cao hiệu quả xử lý chất thải hữu cơ tại Đồng Nai các hệ thống xử lý chất thải tại Đồng Nai đều được thẩm định kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường tùy theo từng vùng nhạy cảm hay vùng sản xuất nông nghiệp mà cơ quan quản lý cho phép như nguồn thải phải xử lý đạt loại A hay B: TCVN (tiêu chuẩn Việt Nam).
-Một hệ thống xử lý ứng dụng cho lò giết mổ súc sản hay trại chăn nuôi hoặc xử lý chất thải sinh hoạt của những doanh nghiệp có từ 1.000 đến 10.000 công nhân trong các khu công nghiệp .

VIII. THUYẾT MINH QUY TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI KHÉP KÍN CỦA CƠ SỞ CHĂN NUÔI VÀ LÒ MỔ
- Các loại nước thải gồm có phân và chất thải rắn sau khi đi qua hệ thống thu gom (1) chạy vào mương dẫn (2), đến bể lắng sơ bộ được tập trung vào bể trung hòa (3) bể này có chức năng điều hòa lưu lượng, thành phần chất thải ô nhiễm và giữ pH ổn định.
-Nguồn nước thải sau khi vào bể trung hòa có thể đưa vào thiết bị lọc thùng quay (4) để tách rác cặn (một số nơi chỉ qua song chắn rác để lọc sơ bộ).
-Quá trình xử lý chính là hệ thống lên men kỵ khí (bể biogas (5). Trong bể biogas nước thải được dẫn ngầm tạo chuyển động xoáy trộn (từ ½ bể xuống gần đáy hoặc đi từ dưới lên càng tốt). Trong quá trình này các chất hữu cơ sẽ được khuấy trộn nhờ đó vi sinh vật kỵ khí phân hủy thành CO2 và nước cùng môt số khí CH4 (Mêtan) HN3, H2S...
-Bùn sinh ra từ quá trình lên men cùng với tạp chất lơ lững lắng xuống đáy bể được hút ra và chế biến phân bón có thể ép bùn đưa vào bãi chôn lấp (quá trình xử lý đạt hiệu quả cao ở giai đoạn này).
-Nước thải sau khi qua hệ thống biogas chảy tràn qua hệ thống xử lý hiếu khí (6) tại đây các vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng các chất hữu cơ để sống và sinh trưởng (tăng sinh khối). Để có hệ thống làm việc tốt cần trang bị máy thổi khí để cung cấp oxy cho quá trình sinh học xảy ra nhanh chóng.
-Nguồn nước thải và bùn hoạt tính sau xử lý hiếu khí sẽ chuyển sang bể lắng (7) để tách bùn hoạt tính đưa đến nơi chứa hoặc ép và chuyển về bãi rác tập trung. Một phần nước thải được ép, tách ra cần đưa trở lại xử lý tiếp theo.
-Nguồn nước trong từ bể lắng (7) tiếp tục đưa vào hồ sinh học trước khi đưa ra môi trường để đạt tiêu chuẩn quy định cần phải khử trùng bằng Clo trong thiết bị trộn (9). Dung dịch Clo từ thùng chứa cao vị điều chỉnh liều lượng xác định và khuấy trộn với nước dẫn ra theo hệ thống trộn. Nước dẫn ra được kiểm tra tại đây trước khi đổ vào sông suối.


IX/KẾT LUẬN:
Do tình hình thực tế hiện nay tại Việt Nam, qua kết quả triển khai các loại hình về xử lý biogas tại địa phương và phối hợp các tỉnh khác, chúng tôi có một vài nhận định như sau:
1. Sử dụng các mô hình hầm biogas tham gia vào việc xử lý chất thải đã đem lại hiệu quả kinh tế cho cơ sở rất lớn.
2. Hệ thống vừa đóng vai trò giải quyết các khâu ô nhiễm về mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước tốt vừa mang lại hiệu quả sử dụng khí đốt phục vụ cho sinh hoạt gia đình và cơ sở sản xuất có nguồn phát thải.
3. Gián tiếp làm hạn chế nguồn Mêtan phát thải vào khí gây ô nhiễm môi trường và gián tiếp bảo vệ rừng thay thế chất đốt trong nhân dân

X/ ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA BIOGAS:

Hầm Biogas và những nguồn lợi thiết thực cho người dân xã Cổ Tiết
-Khi sử dụng hầm Biogas cái thu được cụ thể về kinh tế là: tận dụng được nguồn khí gas sạch nên không mất tiền mua chất đốt , tiền điện tiết kiệm được tiền mua phân bón thay vì lấy nước tưới chảy ra từ hầm Biogas để tưới cho cỏ.
-Hơn nữa sử dụng hầm Biogas còn tiết kiệm được thời gian cho người phụ nữ trong nội trợ. Trước kia nấu một bữa cơm bằng củi mất khoảng 1 giờ nay nấu bằng gas chỉ mất nửa giờ, lại nhàn nhã không vất vả như trước.
-Cái được từ hầm Biogas người dân ở đây ai cũng nhìn thấy, ngoài những cái lợi chung như môi trường sạch sẽ, tận dụng nguồn chất đốt, thắp sáng, nguồn phân sạch để trồng trọt và làm thức ăn cho cá, việc sử dụng hầm Biogas còn tạo cho các gia đình một hướng phát triển kinh tế gia đình khép kín vì: muốn có nhiều chất đốt thì phải chăn nuôi, muốn chăn nuôi phát triển thì phải có thức ăn mà nguồn thức ăn này lại lấy từ hầm Biogas...



-Thấy được nguồn lợi từ hầm Biogas rất nhiều gia đình mong muốn được làm, một số gia đình trong xã có điều kiện kinh tế cũng đã tiến hành xây dựng.
-Đối với các hộ phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi và trồng trọt thì sử dụng hầm Biogas là một hướng đi đúng, góp phần bảo vệ sức khỏe và vệ sinh môi trường

Những điều cần biết khi xây dựng hầm ủ biogas:
-Tận dụng nguồn phân gia súc, gia cầm xây hầm biogas lấy chất đốt và làm sạch môi trường ở nông thôn hiện đang phát triển. Ở một số nơi xây có kết quả tốt vì nơi đó được cán bộ khoa học hướng dẫn đến nơi đến chốn khi xây nên hiệu quả sử dụng rất cao.
-Nhưng có nơi xây hầm biogas không đúng quy cách, học lỏm, học mót nên không có gas hoặc có gas không đủ đun sôi ấm nước.
-Để xử lý những trường hợp trên thật là bất tiện khi đã cho phân nước thải vào hầm rồi giờ đây phải lấy hết phân, nước thải ra kiểm tra xem khí có bị rò bỉ qua những mạch vữa xây không nếu rò rỉ gas thì nguyên nhân chính là vị trí xây bể điều áp không đúng quy định.
-Việc làm lại bây giờ rất bẩn, nên có gia đình bỏ luôn không dùng nữa, tốn kém hàng triệu đồng và làm giảm khí thế phong trào phát triển biogas.




Những nguyên nhân không có gas khắc phục:
1. Sự thoát khí ra ngoài:
Để khắc phục sự cố này, sau khi xây xong phải đổ đầy nước vào hầm ngâm khoảng thời gian 5 ngày nếu không thấy mức nước tụt xuống là được.
2. Bể điểu áp đặt không đúng:
a. Nếu sâu quá nên khi có gas nước không nén xuống hầm phân để đẩy khí thoát ra ngoài.
b. Bể điều áp đặt quá cao lượng nước chảy xuống hầm phân không được bao nhiêu nên thời gian đun không nhiều, trong khi đó hầm vẫn còn gas.
c. Dung tích bể điều áp quá nhỏ không đủ chứa lượng nước dâng lên trong hầm phân hủy khi có nhiều gas nên chảy thoát ra ngoài và sẽ thiếu nước dồn lại để tiếp tục nén khí.
Kinh nghiệm xây hầm biogas loại 5m3 thì phân và nước chứa trong hầm khoảng 4m3, còn lại 1m3 để chứa khí. Như vậy bể điều áp khi xây cũng cần chứa một lượng nước 1m3, đáy bể phải xây ngang mức nước và phân chứa trong hầm khi chưa có khí.
Quá trình chu chuyển các chất thải được phân hủy sinh khí mêtan nhiều sẽ ép nước trong hầm trào nên bể điều áp. Lúc này có nhiều gas bạn có thể đun nấu tốt.
Quá trình sử dụng, lượng khí trong hầm giảm đi thì nước trên bể điều áp lại dồn xuống hầm và đẩy khí ra ngoài để đun được liên tục.
Làm theo sự chỉ dẫn này hầm biogas của bạn sẽ sử dụng tốt.

B. Biến chất thải
1.Thành điện năng

-Kỹ sư Bùi Hoàng Lang (ấp Long Thạnh, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vừa nghiên cứu và chế tạo thành công máy phát điện chạy bằng biogas.
-Theo bài toán khả năng chạy máy phát điện đã được cải tiến của anh nhiều hay ít, công suất lớn hay nhỏ phụ thuộc vào hầm biogas mà gia chủ lắp đặt. Và như vậy, cứ nuôi càng nhiều heo thì càng có nhiều điện.
-Quy trình làm ra điện này bao gồm một cái hầm bioga cộng với một trong những máy phát điện được anh Lang cải tiến. Trong các máy đó, mới nhất, triển vọng nhất là máy phát điện từ động cơ diesel.
-Máy phát điện bằng biogas có công suất 5kW và 10kW (tương đương với lượng điện có thể thắp sáng từ 40-80 bóng đèn), được thiết kế hoàn toàn tự động, khi vận hành máy chỉ cần mở van dẫn biogas vào máy và bật công tắc khởi động.
-Điện áp ổn định ở mức 220V, “Với công suất của chiếc máy này, người sử dụng có thể thắp sáng gần 100 chiếc bóng đèn tuýp cho các trang trại chăn nuôi. Để chạy máy 5kW liên tục 24/24 giờ, cần lượng biogas sinh ra từ khoảng 30 đến 40 con heo thịt”.
-Không chỉ riêng chiếc máy này, trước đây, anh đã thành công trong việc chuyển đổi các loại máy phát điện sử dụng động cơ xăng, động cơ xe hơi để sản xuất thành máy phát điện sử dụng khí biogas. Các loại máy phát điện sử dụng xăng công suất 1kW, 2kW, 4kW hay máy phát điện công suất lớn 5kW, 7.5kW đến 20kW từ các động cơ xe hơi chạy xăng đã qua sử dụng đều đã được anh Lang thực hiện chuyển đổi thành công, thành máy sử dụng biogas. Nhiều sản phẩm loại này đã được ứng dụng trong các trại chăn nuôi.
-Máy phát điện công suất nhỏ dùng trong các trại chăn nuôi nhỏ, còn loại lớn dùng trong các trang trại chăn nuôi lớn, từ 100 đến hàng ngàn con heo thịt. Đặc biệt, loại máy phát điện lớn còn có thể tạo ra dòng điện 220V 1 pha hay 380V 3 pha tùy theo nhu cầu, điều khiển tự động bằng bộ điều khiển điện tử để điện áp luôn ổn định ở mức 220V 1pha hoặc 380V 3pha. Máy có thể chạy 24/24 giờ vì có hệ thống làm mát bằng nước. Hơn nữa, khi sử dụng máy phát điện dùng khí biogas, ngoài khả năng làm sạch môi trường và tiết kiệm, máy này cũng có nguồn nhiên liệu thay thế là khí gas, với giá thành cũng tiết kiệm đến 30% so với sử dụng xăng. Chỉ cần lượng biogas sinh ra từ chất thải của 30- 40 con heo thịt là cả trang trại (qui mô nhỏ) có điện sử dụng thoải mái 24/24 giờ mà không tốn tiền.
Đó là kết quả nghiên cứu của chàng kỹ sư trẻ Bùi Hoàng Lang – người nghiên cứu và chuyển đổi thành công bộ chế hoà khí của máy phát điện chạy bằng xăng sang chạy bằng biogas.
Nhất là ở những trang trại lớn, khi chuyển đổi máy phát điện sử dụng diesel sang dùng biogas, người chăn nuôi sẽ không phải tốn chi phí nhiên liệu cho các hoạt động chăn nuôi. Hoặc các trang trại chăn nuôi ở vùng sâu, vùng xa điện áp yếu, giá điện cao, dung nguồn điện này vừa kinh tế lại chủ động.
Là người lắp đặt và sử dụng máy phát điện loại này, ông Nguyễn Văn Đấu ở ấp 5 xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho hay, từ khi trang bị máy phát điện sử dụng biogas, gia đình ông đã chủ động được nguồn điện sinh hoạt và sản xuất đồng thời còn tiết kiệm được chi phí điện sinh hoạt hằng tháng.
Hiện nay hầu hết các hộ gia đình nuôi heo tập trung và các trang trại nuôi heo đều có lắp đặt hệ thống biogas. Tuy nhiên, ngoài việc dùng làm chất đốt bà con vẫn chưa sử dụng hết nguồn khí hữu ích này. Đây là nguồn nhiên liệu dồi dào cần được tận dụng vào việc phát điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Trang bị máy phát điện sử dụng biogas là tận dụng tối đa nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường mà không phải tốn chi phí mua nhiên liệu. Ngoài ra, nếu hết nhiên liệu biogas, máy này còn có nguồn nhiên liệu thay thế là gas với giá thành tiết kiệm đến 30% so với sử dụng xăng.
Việc chuyển đổi động cơ sử dụng xăng, dầu sang sử dụng biogas không phải là một phát minh lớn nhưng không thể phủ nhận đây là một sáng kiến rất thiết thực giúp cho bà con chủ động được nguồn điện sử dụng trong chăn nuôi cũng như sinh họat, có thể tiết kiệm một lượng điện năng khá lớn trong thời điểm nắng nóng thiếu điện như hiện nay.

2. Cao Bằng: Sử dụng hơn 600 hầm khí Biogas
Do có hiệu quả thiết thực: vừa có tác dụng làm sạch môi trường, tạo nguồn phân bón và có chất đốt phục vụ sinh hoạt và sản xuất, hiện nay, đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng đã xây dựng được hơn 600 hầm xử lý chất thải chăn nuôi, tạo khí sinh học (Biogas).
Từ cuối năm 2002, tỉnh đã hỗ trợ trợ đồng bào xây dựng 230 mô hình hầm Biogas với tổng kinh phí trên 350 triệu đồng; đồng thời Sở Khoa học-Công nghệ và môi trường hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, đặc biệt là huấn luyện các đội thợ chuyên xây dựng và lắp đặt thiết bị Biogas cho 13 huyện, thị xã trong tỉnh. Nhờ đó, hầu hết các mô hình hầm Biogas đều hoạt động tốt và phát huy hiệu quả rõ rệt.
Từ đó, nhiều gia đình ở các huyện Hoà An, Hà Quảng, Hạ Lang... đã tự bỏ kinh phí để đầu tư xây dựng hầm Biogas để đáp ứng nhu cầu khí đốt sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, đối với những hộ dân phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, có nguồn nguyên liệu đầy đủ, hầm Biogas còn được sử dụng để sưởi ấm cho gia cầm vào mùa lạnh, đun bình nóng lạnh, nấu thức ăn cho gia súc...
Đặc biệt, nhờ sử dụng khí sinh học, nạn phá rừng lấy củi đun nấu hàng ngày đã có chiều hướng giảm.
Theo đánh giá những chất thải được đưa vào bể phân huỷ của thiết bị khí sinh học sẽ không có mùi hôi thối, ruồi, nhặng không phát triển được, trong điều kiện môi trường phân huỷ các trứng ký sinh trùng và vi trùng gây bệnh sau thời gian từ 30 -50 ngày sẽ gần như bị tiêu diệt hoàn toàn và nhất là khí sinh học không gây khói bụi nên tránh được các bệnh về mắt, hô hấp... bảo vệ sức khoẻ của người dân.
3. Năng lượng tái tạo, tiềm năng chưa được đánh thức
PGS. TS Nguyễn Tiến Nguyên- Việt Nam có tiềm năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo song cho tới nay nguồn này chỉ chiếm 1% tổng công suất điện cả nước ( chừng 12.000MW). Phát triển mạnh năng lượng tái tạo sẽ góp phần đa dạng hoá nguồn điện, đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai, nhận định của PGS.TS Nguyễn Tiến Nguyên, chuyên viên cao cấp Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam).
- Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang hối hả phát triển, ứng dụng nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như Trung Quốc, Đức và Nhật Bản. Nguyên nhân chính là năng lượng truyền thống (than, dầu, khí...) sắp cạn kiệt, nguồn cung cấp biến động về giá cả, chịu ảnh hưởng của chính trị và việc sử dụng chúng làm phát thải khí nhà kính, gây hiệu ứng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, theo TS Nguyên, Việt Nam vẫn chưa có chiến lược tổng thể về vấn đề này và hiện Bộ Công nghiệp mới đang soạn thảo chính sách phát triển năng lượng tái tạo để trình Chính phủ. Dự kiến, Việt Nam sẽ phấn đấu để tỷ lệ năng lượng tái tạo chiếm khoảng 3% tổng công suất điện năng tới năm 2010 và 6% vào năm 2030. Tỷ lệ này thấp hơn so với Thái Lan (8-9% tới năm 2020).
Sinh khối và mặt trời
T
iềm năng sinh khối trong phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam cũng khá lớn. Lợi thế to lớn của sinh khối so với các nguồn năng lượng tái tạo khác như năng lượng gió và mặt trời là có thể dự trữ và sử dụng khi cần, đồng thời luôn ổn định, tình hình cấp điện không bị thất thường.
Nguồn sinh khối chủ yếu ở Việt Nam là trấu, bã mía, sắn, ngô, quả có dầu, gỗ, phân động vật, rác sinh học đô thị và phụ phẩm nông nghiệp.
Nguồn khí sinh học (biogas) từ bãi rác chôn lấp, phân động vật, phụ phẩm nông nghiệp hiện mới chỉ được ứng dụng trong đun nấu. Lý do đây là nguồn phân tán, khó sản xuất điện. Ước tính cả nước có chừng 35.000 hầm khí biogas phục vụ đun nấu gia đình với sản lượng 500-1.000m3 khí/năm cho mỗi hầm. Tiềm năng lý thuyết của biogas ở Việt Nam là khoảng 10 tỷ m3/năm (1m3 khí tương đương 0,5 kg dầu). Hiện tại đang có một số thử nghiệm dùng biogas để phát điện. Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường, nếu mỗi ngày chạy 1 máy phát (công suất 1-2kw) trong thời gian 2 tiếng thì cần phải nuôi 20 con lợn. Giá thành của khí sinh học ở vào khoảng 6cent/kwh, tương đương 800 đồng.





Ứng dụng của BIOGAS thực tế





Phần 2: Ứng dụng của biogas ở các nước trên thế giới

A. Tình hình sử dụng biogas
1. Tình hình sử dụng Biogas
Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá là quá trình tăng tốc về phát triển kinh tế, về khoa học công nghệ nhưng song song với quá trình này là vấn đề cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm về môi trường. Nhiều vùng môi trường sinh thái bị suy thoái, nhiều vùng nông thôn và thành thị bị ô nhiễm môi trường sống do chất thải hữu cơ, nước thải của nhà máy và chất thải sinh hoạt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sức khoẻ và đời sống con người
Trước tình hình nạn ô nhiễm môi trường ngày càng tăng ở nhiều nước trên thế giới, việc coi trọng các giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm.
Ở Việt Nam, chúng ta có thể suy nghĩ từ cách làm của Trung Quốc về xử lý chất thải và phát triển khí Biogas trong quá trình thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, gắn liền với việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, khuyến khích phát triển chăn nuôi, chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người.
2. Giá thành sử dụng Biogas
Ở VN, những gia đình chăn nuôi từ 4 con lợn trở lên là đủ điều kiện tạo ra loại khí đốt này. Chỉ cần đầu tư khoảng 1 - 1,2 triệu đồng, có thể xây được một hầm biogas có dung tích trên 3m3, tuổi thọ trung bình khoảng 10 - 15 năm. Theo tính toán, mỗi năm sử dụng khí đốt biogas có thể tiết kiệm từ 1 - 2 triệu đồng, trong điều kiện đun nấu thoải mái.
Tại Indonesia, người dân có thể tiết kiệm khoảng 30 USD/tháng nhờ sử dụng biogas. Chính phủ Indonesia đang đẩy mạnh việc sử dụng biogas như là giải pháp cho những vấn đề môi trường.
Với sự giúp đỡ của công ty PT Petrokimia, Sudarji xây hai bể bê tông lớn dưới mặt đất với chi phí khoảng 25 triệu Rp (2.500 USD).
Anh Sudarji, ở Pesanggrahan (Batu, Indonesia) đang đun nấu bằng biogas. Với việc làm này, gia đình anh có thể tiết kiệm 30 USD/tháng (Ảnh: Jakarta Post)
Hai bể này nằm sát chuồng bò ở trước nhà anh. Một bể có đường kính 5 m, sâu 3,5 m, còn bể kia có đường kính 2,5 m, sâu 0,5
Ngoài chức năng là bể nghiền, bể nhỏ cũng hoạt động như là một van ngăn không cho khí từ bể thứ nhất bay hơi. Khí không mùi từ bể thứ hai được Sudarji dùng để đun nấu. Anh cũng đã thay bóng điện bằng đèn áp suất chạy bằng biogas.
Giờ đây, Sudarji chú ý hơn đến chín gia súc vì phân của chúng tiết kiệm cho anh khoản tiền lên đến 300.000 Rp một tháng dùng để mua điện, dầu hỏa và củi.
3. Trung tâm Biogas lớn trên thế giới
Năm 1981, Chính phủ Trung Quốc ký hiệp định với Liên Hợp Quốc về thành lập Trung tâm nghiên cứu và đào tạo kỹ thuật khí Biogas Châu Á – Thai Bình Dương tại Thành Đô - tỉnh Tứ Xuyên, mang tính quốc tế
Trung tâm này có nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu nguồn năng lượng sinh vật và kỹ thuật lợi dụng tổng hợp nguồn năng lượng. Nghiên cứu về cơ sở lý luận và công nghệ ứng dụng khí vi sinh vật (chủ yếu là khí Mêtan – CH4) chất hữu cơ công nghiệp hoá lỏng, nước thải sinh hoạt ở thành thị, nghiên cứu và xử lý các chất khí Mêtan ở các chuồng trại chăn nuôi gia súc, thiết kế và nhận thầu thiết bị toàn bộ các công trình khí Biogas loại lớn, thiết kế và xây dựng các công trình nguồn năng lượng ở nông thôn, lắp đặt các thiết bị khí Biogas dùng cho hộ gia đình.
Huấn luyện và đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho nhu cầu trong nước và nước ngoài, hợp tác quốc tế về khoa học kỹ thuật khí Biogas. Biên tập và xuất bản tạp chí khí Biogas Trung Quốc phát hành rộng rãi trong và ngoài nước. Nhận nghiên cứu các công trình về khí hoá lỏng và làm tổng bao thầu xây dựng toàn bộ công trình.
Trung tâm nghiên cứu và đào tạo khí sinh học châu Á – Thái Bình Dương có đội ngũ khoa học kỹ thuật đông đảo, hiện có 82 cán bộ, gồm các Gs. PGS. Và các nhân viên kỹ thuật cao cấp, có quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ khi thành lập (1981) đến nay, Trung tâm BRTC đã hoàn thành 85 công trình nghiên cứu cấp nhà nước, 30 công trình được đánh giá cao và được Nhà nước tặng thưởng. Thiết kế và tổng bao thầu hơn 40 công trình loại lớn và loại vừa trong nước. Tổ chức đào tạo được 31 khoá về kỹ thuật Biogas với số lượng hơn 500 học viên của 73 nước trên thế giới
Những năm gần đây, Trung tâm BRTC Châu Á – Thái Bình Dương đã mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác nghiên cứu và hoạt động khoa học kỹ thuật về khí Biogas với nhiều nước trên thế giới. Cử chuyên gia đến trực tiếp giúp đỡ cho hơn 10 quốc gia. Trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, vấn đề xử lý chất thải và phát triển khí Biogas được Chính phủ Trung Quốc hết sức chú ý, coi đó là một trong những biện pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế và chống ô nhiễm môi trường.
B. NHỮNG ỨNG DỤNG MỚI CỦA BIOGAS Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
I. Ứng dụng tại Việt Nam
1. Nguyên liệu thay thế xăng (LPG và CNG)
LPG thực chất là khí dầu mỏ hóa lỏng, có thành phần chủ yếu là propane (C3H8) và butane (C4H10), tồn tại dưới dạng lỏng với áp suất khoảng 7 atm. Trong khi đó, CNG là khí thiên nhiên nén, thành phần chủ yếu là CH4e (CH4) được lấy từ các mỏ khí thiên nhiên, qua xử lý và nén ở áp suất cao (250 atm) để tồn trữ.
Những loại khí này rẻ hơn khoảng 25% so với xăng và 10% so với diesel, đồng thời là nhiên liệu sạch vì không chứa benzene và các hydrocarbon thơm khác. Đây là sản phẩm đột phá của Viện Dầu khí, giới thiệu tại Triển lãm quốc tế về phương tiện giao thông và nhiên liệu 2003, đang diễn ra tại TP HCM.
Do không có benzene và hydrocarbon thơm kèm theo, nên khi đốt, hai loại nhiên liệu này không giải phóng nhiều khí độc như NO, CO..., và hầu như không phát sinh bụi. Ngoài ra, chúng cũng không gây đóng cặn tại bộ chế hòa khí, do đó kéo dài được chu kỳ bảo dưỡng động cơ và khi cháy không tạo màng.
Để sử dụng hai loại nhiên liệu này, các phương tiện phải được gắn thêm một thiết bị hoặc bộ chuyển đổi. Đây là một hệ thống hoàn toàn khép kín, đơn giản và không làm thay đổi cấu trúc ban đầu của phương tiện. Ông Minh cho biết tất cả các loại phương tiện cơ giới sử dụng động cơ đốt trong (dùng bộ chế hòa khí hay hệ thống phun xăng điện tử) đều có thể chuyển sang dùng nhiên liệu khí.
2. Các dạng chuyển đổi
Có 3 dạng chuyển đổi:
- Chuyển đổi song song nhiên liệu: phương tiện trang bị động cơ xăng sau khi chuyển đổi có thể đồng thời chạy bằng cả xăng và khí.
- Chuyển đổi đơn nhiên liệu: phương tiện lắp động cơ diesel sau khi chuyển đổi chỉ có thể sử dụng nhiên liệu khí.
- Chuyển đổi đồng nhiên liệu: xe lắp động cơ diesel sau khi chuyển đổi sử dụng cả diesel và nhiên liệu khí, trong đó diesel đóng vai trò làm mồi.
3. Những khó khăn gặp phải
Bình cải tiến được lắp trên xe một chiếc xe hơi du lịch.
Tùy thuộc từng kiểu xe, bình chứa khí sẽ ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến thể tích khoang xe. Ví dụ như dòng xe sedan sẽ mất khoảng 10-15% thể tích khoang chứa đồ. Tuy nhiên, với một số loại xe, có thể lắp bình chứa bên ngoài hoặc lắp vào hộc đựng bánh dự phòng.
Bình cải tiến có thể tháo lắp.
.
Bình chứa hoàn toàn kín nên không sợ gây cháy. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, các van an toàn sẽ tự động cô lập bình chứa. Ngoài ra, thủ tục pháp lý cũng khiến nhiều người còn e ngại.

Mặt khác, để phổ biến loại xe sử dụng nhiên liệu này cần có một hệ thống cung cấp nhiên liệu tương tự như các trạm bán xăng. Vào thời điểm này, mới chỉ có 2 trạm nạp nhiên liệu ở Hà Nội và Vũng Tàu nhưng không thuộc Viện dầu khí. Về vấn đề này, ông Minh cho biết giải pháp trước mắt là nếu đạt được hợp đồng chuyển đổi từ 100 xe trở lên với một đơn vị, chẳng hạn như một hãng taxi, Viện dầu khí sẽ đặt trạm nạp nhiên liệu tại nơi khách hàng yêu cầu. Viện đang có dự án thử nghiệm nhiên liệu mới với xe buýt Transico tại TP HCM và sau đó sẽ tính đến khả năng đưa vào sử dụng đại trà.

II. Ứng dụng trên thế giới
1. Tàu hỏa sử dụng biogas
Tàu hỏa đầu tiên trên thế giới chạy bằng biosgas, nguồn năng lượng có thể hồi phục lại từ chất thải hữu cơ, đã chính thức đi vào hoạt động tại Thụy Điển vào 24-10-2004.
Chiếc tàu được trang bị 11 hộp gas, có thể chạy 600km mới phải tiếp nhiên liệu, tốc độ tối đa 130km/h. Chiếc tàu chở được 60 hành khách, được làm từ chiếc Fiat, động cơ dầu diesel được thay thế bằng hai động cơ gas Volvo. Việc thay thế này đã khiến tàu hỏa thân thiện với môi trường hơn, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Với biogas, không như dầu, người ta sẽ không còn phải dựa vào nguồn nhập khẩu dầu hỏa từ các nước khác. Thậm chí “người ta có thể tự mình sản xuất được năng lượng và điều này sẽ tạo ra việc làm”, Unden nói. Một ưu điểm khác của động cơ chạy bằng biogas là ít gây tiếng ồn hơn.
Tàu hỏa chạy bằng biogas
Biogas sản sinh từ phân và các chất thải sinh học, sinh ra ít carbon dioxide hơn các nhiên liệu truyền thống. Tàu hỏa chạy bằng biogas sẽ được Thụy Điển đưa vào phục vụ vào tháng 9 với lộ trình 80km ven biển. Theo tin của AFP, Thụy Điển đã có nhiều xe buýt chạy bằng biogas và hàng ngàn xe hơi chạy bằng xăng dầu pha hoặc với biogas hoặc với khí tự nhiên.

2. Xe hơi sử dụng Biogas
Được coi là một trong những nguồn nhiên liệu tương lai cho xe hơi, biogas vừa thay thế được dầu thô, lại vừa làm đẹp lòng các nhà hoạt động môi trường. Tuy nhiên, giá thành sản xuất vẫn còn ở mức khá cao.
Theo dự báo của công ty nghiên cứu thị trường J.D.Power, đến năm 2012, tại Mỹ, các phương tiện vận tải dùng động cơ hybrid hay động cơ diesel "sạch" sẽ có thị phần tăng hơn gấp đôi hiện nay, từ 4,8% số xe ở thị trường này lên 11%. Đầu tháng 7, Honda đã có khách hàng đầu tiên thuê chiếc xe sử dụng nhiên liệu hydro của hãng để sử dụng hằng ngày, mở đầu cho quá trình thương mại hoá số lượng lớn kiểu xe này.
Trong khi đó, tại Việt Nam, những nguồn nhiên liệu sạch với môi trường cũng đã được quan tâm vài năm gần đây. Triển lãm Auto Petro 2003 đã trình làng các mẫu xe chuyển đổi sang chạy bằng gas khí dầu mỏ hóa lỏng LPG và khí thiên nhiên nén CNG. Năm ngoái, Đà Nẵng đã thử nghiệm các mẫu xe bus sử dụng gas (LPG). Dự kiến tháng 8 tới, cũng ở thành phố này, những chiếc xe máy chạy gas đầu tiên sẽ được tung ra thị trường. Từ giữa năm 2004, cả Hà Nội và TP HCM đều đã đưa vào kinh doanh các mẫu xe taxi chạy gas.
Cả dầu mỏ và biogas đều sinh ra do tác động của vi sinh vật, nhưng biogas lại được sản xuất hết sức nhanh chóng, chỉ vỏn vẹn hai tuần so với hàng triệu năm của dầu mỏ và khí tự nhiên.
Tuy giá thành biogas vẫn cao hơn so với các loại nhiên liệu chế biến từ dầu mỏ, nhưng với đà dầu thô tăng giá như hiện nay, khoảng cách đó sẽ dần bị thu hẹp trong tương lai. Để chuẩn bị đối mặt với những khó khăn đến từ nguồn dầu mỏ, Thuỵ Điển đã triển khai một dự án mang tên Biogas City, dưới sự trợ giúp của nhóm chuyên gia đến từ hãng Volvo, các nhà kinh tế và bảo vệ môi trường.
Một chiếc Volvo đang nạp năng lượng tại trạm bơm biogas.
Những phương tiện công cộng như xe bus, taxi hoạt động trong thành phố sẽ sớm sử dụng hoàn toàn biogas từ năm 2008. Thuận lợi lớn cho dự án là tính chất hoá lý của biogas tương tự như khí tự nhiên, do vậy nó thừa hưởng hệ thống cung cấp khí nén thiên nhiên CNG (Compressed Natural Gas) đang được dùng cho hơn 4 triệu xe trên toàn thế giới, trong đó riêng Canada là 20.000 chiếc. Biogas City dự tính sẽ xây dựng hệ thống cung cấp với mật độ cứ 10 trạm bơm nhiên liệu thông thường sẽ có một trạm biogas. Chính phủ Thuỵ Điển chịu trách nhiệm đảm bảo giá biogas rẻ hơn 30% so với xăng thông qua chính sách thuế.
Biogas nén ở áp suất 200-250 atm được bơm vào bình nhiên liệu thông qua các ống dẫn có độ an toàn tối đa. Tính chất cháy của biogas tương tự như khí hoá lỏng hay khí nén. Vì vậy, các nhà thiết kế động cơ lắp đặt song song bình khí nén với bình biogas để lái xe có thể lựa chọn loại nhiên liệu phù hợp nhất cho mình. Cho dù kết cấu động cơ, hệ thống nạp, hệ thống bôi trơn của xe chạy biogas hoàn toàn khác so với động cơ xăng nhưng Volvo và một số hãng danh tiếng đang sản xuất những chiếc xe có khả năng vận hành cả với biogas và xăng thông thường. Cũng như LPG (Liquefied Petroleum Gas) hay khí nhiên nhiên nén, biogas thường gây nên nỗi sợ hãi cho người tiêu dùng vì khả năng cháy nổ cao của nó. Tuy nhiên, theo thống kê của các chuyên gia an toàn thuộc hãng Volvo, trong suốt một thập kỷ qua, chưa có bất cứ một trường hợp khí gas rò rỉ ra ngoài và gây nổ nào được ghi nhận.
Dầu thô càng ngày càng tăng giá là sức ép để các hãng xe tìm kiếm nguồn nhiên liệu mới. Citroen, DaimlerChrysler, Fiat, Ford, GM, Opel, Peugeot, Renault và Volkswagen (VW), những hãng xe đi tiên phong trong quá trình hiện thực hoá biogas đang rất kỳ vọng vào sự ủng hộ của chính quyền các nước để biogas cùng hybrid, pin nhiên liệu sẽ là nguồn NL mới thay thế cho dầu mỏ trong tương lai.

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009

an toan trong lao dong

CẤP CỨU RẮN ĐỘC CẮN
MĐYC: nắm được thể loại và biết cách xử lý
I. Đại cương
Nước ta có nhiều loại rắn như rắn hổ mang, cạp long, mai gầm, rắn lục .. nọc độc của chúng được chia làm 2 loại:
- Chất độc tác động lên thần kinh thực vật gây ngừng tuần hoàn, hô hấp.
- Chất độc gây xuất huyết dưới da gây đái ra máu.
II. Triệu chứng
Khi rắn cắn có 2 vết răng nanh 2 bên nhức buốt, vết cắn lúc đầu rỉ nước và máu dần dần bầm tím xung quanh xưng to và viêm lan nhanh đến tận gốc chi. Sau vài giờ đầu nhiễm trùng -à nhiễm độc toàn thân, buồn nôn, ỉa chảy, nối loạn nhịp thở, rối loạn nhịp tim -à chết sau 5 – 6 h.
Tùy theo từng loại rắn trước đó có thể đái ra máu hoặc chảy máu cam.
III. Điều trị
- Ðặt garo trên chỗ rắn cắn: không thắt quá chặt, không để garô lâu quá 30'.
- Rạch nhẹ da ở vết rắn cắn, hút máu bằng ống giác..., rửa vết thương bằng thuốc tím 1% xung quanh vết thương.
- Tiêm huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu hoặc toàn năng (ống 5-10ml): 1 ống xung quanh chỗ rắn cắn, 1 ống dưới da ở đùi bị rắn cắn. Trường hợp nạn nhân đến muộn, tình trạng thật nguy kịch không thể trì hoãn được, có thể tiêm tĩnh mạch thất chậm 1 ống (thử phản ứng trước nếu xét thời gian cho phép).
Nếu không có huyết thanh kháng nọc rắn:
- Tiêm dưới da xung quanh vết rắn cắn dung dịch KMnO4 1% (vô trùng) 10ml.
- Truyền tĩnh mạch dung dịch NaCl 9%o: 1500-2000ml.
- Tiêm huyết thanh kháng uốn ván SAT 1500 đơn vị dưới da và anatoxin 2ml cũng tiêm dưới da, ở vị trí khác và bằng một bơm tiêm khác.
- Kháng sinh: penicillin, streptomycin...
- Trợ tim mạch: long não, coramin, uống nước chè nóng.
- Chống sốc và dị ứng: Depersolon 30mg x 1-2 ống tiêm tĩnh mạch.
- Nếu có tan huyết: truyền máu, vitamin C, Ca gluconat tiêm tĩnh mạch.

Rắn hổ mang Rắn lục

SƠ CỨU NẠN NHÂN BỊ ĐIỆN GIẬT, SÉT ĐÁNH
I. Triệu chứng
Tai nạn khi bị sét đánh hay điện giật là do dòng điện đi qua cơ thể khiến cho bệnh nhân bị ngừng tim, ngừng thở, bỏng nặng và tử vong. Tùy theo từng dòng điện, tần số và thời gian bị giật mà các thương tổn sẽ nặng hay nhẹ. Bệnh nhân bất tỉnh hay có cảm giác bó chặt ở ngực khó thở, mạch nhỏ yếu nếu nặng chết ngay do ngưng hô hấp.
II. Xử trí
- Lập tức cắt ngay nguồn điện hoặc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng cách: cắt cầu dao, bỏ cầu chì hoặc dùng sào gậy khô đẩy nguồn điện ra khỏi người nạn nhân.
- Những người xung quanh có vai trò quan trọng trong việc cứu sống bệnh nhân ngay từ những giây phút đầu. 5 phút đầu cấp cứu tại chỗ rất quan trọng đây được coi là thời gian vàng.
- Người cứu nạn phải luôn nhớ chân đi giày, dép khô và nơi đứng cũng phải khô ráo.
- Khi đã tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện lập tức phải kiểm tra xem nạn nhân còn thở được không (quan sát lồng ngực, bụng di động, để sợi bông, lông vũ trước mũi). Áp tai vào ngực trái xem tim còn đập không.
- Nếu thấy nạn nhân không còn thở, tim không đập lập tức để bệnh nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra sau, nhấc cằm cao nhằm khai thông đường thở sau đó tiến hành ngay hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.
- Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng. Đây là biện pháp cơ bản nhất hy vọng có thể giúp cho việc cứu sống nạn nhân bị sét đánh.
- Việc sơ cứu phải tiến hành ngay lập tức mới hy vọng cứu sống được nạn nhân. Không bao giờ được chuyển nạn nhân tới bệnh viện mà chưa sơ cứu.
- Khi nạn nhân bị ngưng tim (áp tai vào lồng ngực không nghe tim đập và sờ mạch không thấy mạch đập), ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực (5 lần bóp tim, 1 lần thổi ngạt).
- Chỉ chuyển nạn nhân đi viện khi nạn nhân đã tự thở được, tim đập lại thì phải vận chuyển đến cơ sở y tế.


SƠ CỨU NẠN NHÂN BỊ CHẾT ĐUỐI
I. Đại cương
Chất đuối là trường hợp chết ngạt do rối loạn chức năng hô hấp do trở ngại đường hô hấp hoặc ức chế đột ngột trung tâm hô hấp dẫn đến tử vong.
II. Xử lý
Đối với tai nạn này, việc sơ cứu ngay tại chỗ nhờ những người xung quanh là rất quan trọng, việc đưa tới bệnh viện chỉ nhằm cấp cứu những biến chứng. Vì khi ngập nước, chỉ trong vòng mấy giây là bắt đầu thiếu ôxy và sau 5 phút ngập nước, tim sẽ ngừng đập, não sẽ không hồi phục được. Do đó việc cấp cứu phải tiến hành nhanh.
Cấp cứu ngay dưới nước: túm tóc, tát má, quàng tay qua nách lôi vào bờ. Đối với chỗ sâu ném phao, cây sào cho nạn nhân bám.
Nạn nhân bị đuối nước có thể bị đuối nước lạnh, nước nóng, nước ngọt, nước mặn vì thế việc sơ cứu cũng phụ thuộc vào nước (nếu nước lạnh thì tìm cách hạ thân nhiệt, nước nóng dễ bị thiếu ôxy não...).
- Việc làm đầu tiên của người sơ cứu là cởi bỏ quần áo ướt, không để nạn nhân nằm chỗ gió lùa.
- Đặt nạn nhân nằm trên tấm chăn hay áo khoác, kiểm tra mạch đập, nhịp thở và chuẩn bị hô hấp nhân tạo. Nên làm hô hấp nhân tạo kiên trì trong vòng 20-40 phút cho tới khi thấy người nạn nhân ấm, hồng lên hoặc chết hẳn mới thôi.
Khi đã đưa nạn nhân lên bờ, đối với trường hợp ngưng thở nhưng vẫn còn nhịp tim thì chúng ta cần thức hiện các bước như sau:
1. Kiểm tra nhịp tim nạn nhân qua động mạch chủ: xem còn mạch đập không.
2. Quan sát và kiểm tra hơi thở của nạn nhân: xem còn thở không.
Nếu nạn nhân ngưng thở mà vẫn còn nhịp tim thì sử dụng phương pháp hà hơi thở ngạt sau:
Bước 1: Khai thông đường thở
a. Nhanh chóng làm thông đường thở bằng cách dốc ngược đầu người bị nạn xuống thấp hoặc vác người bị nạn lên vai, chạy xóc để nước ra khỏi dạ dày. Tiếp theo, làm vệ sinh người bị nạn như móc đất, bùn, đờm dãi (nếu có) ra khỏi miệng để thông thoát đường thở vùng miệng.
b. Khai thông đường thở bằng cách đưa một tay xuống cổ nạn nhân rồi nâng nhẹ lên trên làm cho đầu nạn nhân ngửa lên, rồi dùng 1 tay giữ trán nạn nhân sao cho thực quản thành 1 đoạn thẳng.
Bước 2: Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân bằng cách hít thở thật sâu, dùng một tay bóp mũi nạn nhân, một tay đưa cằm nạn nhân hướng lên trên và dùng miệng thổi vào miệng nạn nhân, khi thổi hết hơi vào miệng nạn nhân thì chúng ta thấy lòng ngực nạn nhân sẽ căng lên.
Sau đó buôn tay khỏi mũi nạn nhân để cho thở ra, các thao tác này cứ lập đi lập lại cho đến khi thấy nạn nhân có tiếng ho và nôm ra nước. Phải thật kiên trì và không bỏ cuộc.
Bước 3: Hồi sức, khi nạn nhân đã ho được và thở được thì đặt nạn nhân hồi sức ở tư thế sau:

Bước 4: Vẫn phải gọi cấp cứu đưa nạn nhân vào bệnh viện theo dõi, bước này nên thực hiện ngay khi đưa được nạn nhân vào bờ.
Đối với trường hợp nạn nhân bị ngưng tim và ngưng thở (chết lâm sàn):
Trường hợp này chưa chắc nạn nhân đã chết hẳn nếu thời gian nạn nhân bị chết đuối trong vòng 6-8 phút vẫn còn có cơ may cứu sống nạn nhân.
- Từ 1-3 phút thì vẫn cứu sống được bình thường.
- Từ 3 - 4 phút thì vẫn có thể cứu sống được nhưng nạn nhân sẽ bị chết một phần tế bào não và có thể bị mất trí nhớ.
- Từ 4 - 6 phút thì cơ hội cứu sống giảm dần, nạn nhân có thể bị mất trí, tâm thần.
- Sau 6 phút thì nạn nhân có thể trở thành người thực vật hoặc tử vong.
v Các bước sơ cấp cứu cho trường hợp nạn nhân bị ngưng tim , ngưng thở:
Bước 1 và bước 2 thao tác như trường hợp I nêu trên
Bước 3: kết hợp hà hơi thở ngạt và xoa bóp tim ngòai lòng ngực
Xoa bóp tim ngoài lòng ngực làm sao?
Khi ấn tim nạn nhân phải giữ 2 cánh tay thẳng và dùng lực của sống lưng của mình ấn xuống và nâng lên chứ không phải dùng lực của khuỷu tay.
Nếu trong trường hợp chỉ có một người thực hiện sơ cấp cứu cho nạn nhân thì chúng ta thực hiện theo cách ấn 15 thổi 1, tức là ấn tim nạn nhân 15 lần rồi thổi hơi qua miệng nạn nhân 1 lần, thao tác thổi như ở trường hợp I. Và cứ lập đi lập lại cho đến khi nạn nhân ho và thở lại. Việc này phải kiên trì thao tác liên tục, không được gián đoạn và nó có thể kéo dài hàng tiếng đồng hồ.
Nếu trong trường hợp có 2 người thao tác sơ cấp cứu nạn nhân thì chúng ta thao tác theo cách ấn 5 lần thổi 1 lần và 1 người ấn, 1 người thổi.

Khi nạn nhân đã thở lại được chúng ta vẫn phải theo dõi và đặt nạn nhân vào vị trí hồi sức như trường hợp 1 nêu trên.
Khi đã tự thở được, nạn nhân vẫn còn trong trạng thái hôn mê nên phải đặt nạn nhân nằm ở tư thế nghiêng đầu về một bên để đường thở lưu thông, các dịch còn lại không bị chảy ngược vào phổi. Lúc này, nhanh chóng ủ ấm cho bệnh nhân và đưa tới bệnh viện để điều trị tiếp các biến chứng.





SƠ CỨU TẠM THỜI GÃY XƯƠNG
I. Mục đích
Cố định tạm thời giữ cho xương gãy tương đối yên tĩnh. Bệnh nhân vận chuyển vô tuyến sau an toàn giảm mức độ nguy hiểm như đau đớn, mất máu, đầu xương đâm ra gây vết thương mới cho nạn nhân.
II. Nguyên tắc
Không đặt nẹp trực tiếp lên da thịt nạn nhân phải có đệm lót ở đầu nẹp, đầu xương (không cởi quần áo, cần thiết rạch theo đường chỉ).
- Cố định khớp trên và dưới ổ gãy, riêng xương đùi bất động 3 khớp.
- Bất động ở tư thế cơ năng: Chi trên treo tay vuông góc, chi dưới duỗi thẳng 180o.
Trường hợp gãy kín phải kéo chi liên tục bằng một lực không đổi trong suốt thời gian cố định.
Trường hợp gãy hở: Không được kéo nắn ấn đầu xương gãy vào trong nếu có tổn thương động mạch phải đặt ga rô tùy ứng, xử trí vết thương để nguyên tư thế gãy mà cố định.
Sau khi cố định buộc chi gãy với chi lành thành một khối thống nhất.
Nhanh chóng, nhẹ nhàng, vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.
v Nẹp: phải đảm bảo đủ độ dài, rộng và dày
· Nẹp kim loại (nẹp Cramer): nẹp này có thể uốn cong theo các khuỷu thường dùng để cố định gãy xương cánh tay, cẳng tay và cẳng chân.
· Nẹp Thomas: (giá Thomas): loại này dùng cho trường hợp gãy xương đùi.
· Nẹp Beckel (máng Beckel): loại này thường dùng trong gãy xương cẳng chân.
· Nẹp tùy ứng: là loại nẹp làm bằng tre hay bất kỳ vật liệu gì sẵn có
2. Cố định tạm thời gãy xương cẳng tay
Nẹp tre: sau khi kéo xương vào đúng vị trí cũ, sửa cho thật thẳng, rồi đắp thuốc lên, dùng nẹp ép hai bên theo chiều dài xương, dùng băng, dây, vải, khăn... cột lại để cố định.
Nếu cần thì treo tay hoặc băng ép vào người bằng băng tam giác, băng thường, mảnh vải...
Nẹp crame: dùng 1 nẹp đặt sát mặt sau cẳng tay, cánh tay trừ bàn tay, từ giữa cánh tay đến cẳng tay ở tư thế 900, băng vòng tròn từ bàn tay đến giữa cánh tay.
3. Cố định tạm thời gãy xương cánh tay
Nẹp tre: đặt nẹp ngay ngắn ở mặt trong cánh tay trong nách -àkhuỷu, nẹp dài ở mặt ngoài cánh tay từ vai à khuỷu, dùng băng cố định đầu trên và đầu dưới nẹp và buộc chặt vào thân người.
Nẹp Crame: giữ cẳng tay cho vùng nối góc với cánh tay đặt nẹp uốn cong với cánh tay đi sau cánh tay đến cẳng tay, bàn tay bị gãy và buộc cố định nẹp vào chi và thân bằng các vòng băng.
4. Cố định tạm thời gãy xương cẳng chân
Nẹp tre: đặt 2 nẹp trong ngoài cẳng chân từ đùi xuống bàn chân dùng băng cố định nẹp chi và trên khớp gối giữa đùi.
Nẹp Crame: đặt 1 nẹp từ giữa đùi đến gót chân rồi bẻ cho vuông góc với bàn chân đến gót chân dùng băng cố định nẹp.
5. Cố định tạm thời gãy xương đùi
Nẹp tre: 3 nẹp – 1 nẹp từ bẹn xuống mắt cá chân, 1 nẹp từ mào chậu xuống gót sau và 1 nẹp từ hố nách xuống mắt cá ngoài. Sau đó dùng băng cố định nẹp vào chi, ở cổ chân, 1/3 trên cẳng chân, trên gối, bẹn bụngvà dưới nách.
Nẹp Crame: cũng 3 nẹp trên nhưng đến gót chân bẻ gập 900 vào bàn chân rồi dùng băng cố định
Chúng ta phải có một sự chăm sóc đặc biệt và cẩn thận. Tuyệt đối không nên di chuyển nếu không thật cần thiết.
Ghi chú: Những phương pháp bó nẹp cố định xương gãy như trên, chỉ dùng tạm thời trong khi chờ di chuyển nạn nhân đến bệnh viện.