Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009

an toan trong lao dong

CẤP CỨU RẮN ĐỘC CẮN
MĐYC: nắm được thể loại và biết cách xử lý
I. Đại cương
Nước ta có nhiều loại rắn như rắn hổ mang, cạp long, mai gầm, rắn lục .. nọc độc của chúng được chia làm 2 loại:
- Chất độc tác động lên thần kinh thực vật gây ngừng tuần hoàn, hô hấp.
- Chất độc gây xuất huyết dưới da gây đái ra máu.
II. Triệu chứng
Khi rắn cắn có 2 vết răng nanh 2 bên nhức buốt, vết cắn lúc đầu rỉ nước và máu dần dần bầm tím xung quanh xưng to và viêm lan nhanh đến tận gốc chi. Sau vài giờ đầu nhiễm trùng -à nhiễm độc toàn thân, buồn nôn, ỉa chảy, nối loạn nhịp thở, rối loạn nhịp tim -à chết sau 5 – 6 h.
Tùy theo từng loại rắn trước đó có thể đái ra máu hoặc chảy máu cam.
III. Điều trị
- Ðặt garo trên chỗ rắn cắn: không thắt quá chặt, không để garô lâu quá 30'.
- Rạch nhẹ da ở vết rắn cắn, hút máu bằng ống giác..., rửa vết thương bằng thuốc tím 1% xung quanh vết thương.
- Tiêm huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu hoặc toàn năng (ống 5-10ml): 1 ống xung quanh chỗ rắn cắn, 1 ống dưới da ở đùi bị rắn cắn. Trường hợp nạn nhân đến muộn, tình trạng thật nguy kịch không thể trì hoãn được, có thể tiêm tĩnh mạch thất chậm 1 ống (thử phản ứng trước nếu xét thời gian cho phép).
Nếu không có huyết thanh kháng nọc rắn:
- Tiêm dưới da xung quanh vết rắn cắn dung dịch KMnO4 1% (vô trùng) 10ml.
- Truyền tĩnh mạch dung dịch NaCl 9%o: 1500-2000ml.
- Tiêm huyết thanh kháng uốn ván SAT 1500 đơn vị dưới da và anatoxin 2ml cũng tiêm dưới da, ở vị trí khác và bằng một bơm tiêm khác.
- Kháng sinh: penicillin, streptomycin...
- Trợ tim mạch: long não, coramin, uống nước chè nóng.
- Chống sốc và dị ứng: Depersolon 30mg x 1-2 ống tiêm tĩnh mạch.
- Nếu có tan huyết: truyền máu, vitamin C, Ca gluconat tiêm tĩnh mạch.

Rắn hổ mang Rắn lục

SƠ CỨU NẠN NHÂN BỊ ĐIỆN GIẬT, SÉT ĐÁNH
I. Triệu chứng
Tai nạn khi bị sét đánh hay điện giật là do dòng điện đi qua cơ thể khiến cho bệnh nhân bị ngừng tim, ngừng thở, bỏng nặng và tử vong. Tùy theo từng dòng điện, tần số và thời gian bị giật mà các thương tổn sẽ nặng hay nhẹ. Bệnh nhân bất tỉnh hay có cảm giác bó chặt ở ngực khó thở, mạch nhỏ yếu nếu nặng chết ngay do ngưng hô hấp.
II. Xử trí
- Lập tức cắt ngay nguồn điện hoặc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng cách: cắt cầu dao, bỏ cầu chì hoặc dùng sào gậy khô đẩy nguồn điện ra khỏi người nạn nhân.
- Những người xung quanh có vai trò quan trọng trong việc cứu sống bệnh nhân ngay từ những giây phút đầu. 5 phút đầu cấp cứu tại chỗ rất quan trọng đây được coi là thời gian vàng.
- Người cứu nạn phải luôn nhớ chân đi giày, dép khô và nơi đứng cũng phải khô ráo.
- Khi đã tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện lập tức phải kiểm tra xem nạn nhân còn thở được không (quan sát lồng ngực, bụng di động, để sợi bông, lông vũ trước mũi). Áp tai vào ngực trái xem tim còn đập không.
- Nếu thấy nạn nhân không còn thở, tim không đập lập tức để bệnh nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra sau, nhấc cằm cao nhằm khai thông đường thở sau đó tiến hành ngay hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.
- Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng. Đây là biện pháp cơ bản nhất hy vọng có thể giúp cho việc cứu sống nạn nhân bị sét đánh.
- Việc sơ cứu phải tiến hành ngay lập tức mới hy vọng cứu sống được nạn nhân. Không bao giờ được chuyển nạn nhân tới bệnh viện mà chưa sơ cứu.
- Khi nạn nhân bị ngưng tim (áp tai vào lồng ngực không nghe tim đập và sờ mạch không thấy mạch đập), ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực (5 lần bóp tim, 1 lần thổi ngạt).
- Chỉ chuyển nạn nhân đi viện khi nạn nhân đã tự thở được, tim đập lại thì phải vận chuyển đến cơ sở y tế.


SƠ CỨU NẠN NHÂN BỊ CHẾT ĐUỐI
I. Đại cương
Chất đuối là trường hợp chết ngạt do rối loạn chức năng hô hấp do trở ngại đường hô hấp hoặc ức chế đột ngột trung tâm hô hấp dẫn đến tử vong.
II. Xử lý
Đối với tai nạn này, việc sơ cứu ngay tại chỗ nhờ những người xung quanh là rất quan trọng, việc đưa tới bệnh viện chỉ nhằm cấp cứu những biến chứng. Vì khi ngập nước, chỉ trong vòng mấy giây là bắt đầu thiếu ôxy và sau 5 phút ngập nước, tim sẽ ngừng đập, não sẽ không hồi phục được. Do đó việc cấp cứu phải tiến hành nhanh.
Cấp cứu ngay dưới nước: túm tóc, tát má, quàng tay qua nách lôi vào bờ. Đối với chỗ sâu ném phao, cây sào cho nạn nhân bám.
Nạn nhân bị đuối nước có thể bị đuối nước lạnh, nước nóng, nước ngọt, nước mặn vì thế việc sơ cứu cũng phụ thuộc vào nước (nếu nước lạnh thì tìm cách hạ thân nhiệt, nước nóng dễ bị thiếu ôxy não...).
- Việc làm đầu tiên của người sơ cứu là cởi bỏ quần áo ướt, không để nạn nhân nằm chỗ gió lùa.
- Đặt nạn nhân nằm trên tấm chăn hay áo khoác, kiểm tra mạch đập, nhịp thở và chuẩn bị hô hấp nhân tạo. Nên làm hô hấp nhân tạo kiên trì trong vòng 20-40 phút cho tới khi thấy người nạn nhân ấm, hồng lên hoặc chết hẳn mới thôi.
Khi đã đưa nạn nhân lên bờ, đối với trường hợp ngưng thở nhưng vẫn còn nhịp tim thì chúng ta cần thức hiện các bước như sau:
1. Kiểm tra nhịp tim nạn nhân qua động mạch chủ: xem còn mạch đập không.
2. Quan sát và kiểm tra hơi thở của nạn nhân: xem còn thở không.
Nếu nạn nhân ngưng thở mà vẫn còn nhịp tim thì sử dụng phương pháp hà hơi thở ngạt sau:
Bước 1: Khai thông đường thở
a. Nhanh chóng làm thông đường thở bằng cách dốc ngược đầu người bị nạn xuống thấp hoặc vác người bị nạn lên vai, chạy xóc để nước ra khỏi dạ dày. Tiếp theo, làm vệ sinh người bị nạn như móc đất, bùn, đờm dãi (nếu có) ra khỏi miệng để thông thoát đường thở vùng miệng.
b. Khai thông đường thở bằng cách đưa một tay xuống cổ nạn nhân rồi nâng nhẹ lên trên làm cho đầu nạn nhân ngửa lên, rồi dùng 1 tay giữ trán nạn nhân sao cho thực quản thành 1 đoạn thẳng.
Bước 2: Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân bằng cách hít thở thật sâu, dùng một tay bóp mũi nạn nhân, một tay đưa cằm nạn nhân hướng lên trên và dùng miệng thổi vào miệng nạn nhân, khi thổi hết hơi vào miệng nạn nhân thì chúng ta thấy lòng ngực nạn nhân sẽ căng lên.
Sau đó buôn tay khỏi mũi nạn nhân để cho thở ra, các thao tác này cứ lập đi lập lại cho đến khi thấy nạn nhân có tiếng ho và nôm ra nước. Phải thật kiên trì và không bỏ cuộc.
Bước 3: Hồi sức, khi nạn nhân đã ho được và thở được thì đặt nạn nhân hồi sức ở tư thế sau:

Bước 4: Vẫn phải gọi cấp cứu đưa nạn nhân vào bệnh viện theo dõi, bước này nên thực hiện ngay khi đưa được nạn nhân vào bờ.
Đối với trường hợp nạn nhân bị ngưng tim và ngưng thở (chết lâm sàn):
Trường hợp này chưa chắc nạn nhân đã chết hẳn nếu thời gian nạn nhân bị chết đuối trong vòng 6-8 phút vẫn còn có cơ may cứu sống nạn nhân.
- Từ 1-3 phút thì vẫn cứu sống được bình thường.
- Từ 3 - 4 phút thì vẫn có thể cứu sống được nhưng nạn nhân sẽ bị chết một phần tế bào não và có thể bị mất trí nhớ.
- Từ 4 - 6 phút thì cơ hội cứu sống giảm dần, nạn nhân có thể bị mất trí, tâm thần.
- Sau 6 phút thì nạn nhân có thể trở thành người thực vật hoặc tử vong.
v Các bước sơ cấp cứu cho trường hợp nạn nhân bị ngưng tim , ngưng thở:
Bước 1 và bước 2 thao tác như trường hợp I nêu trên
Bước 3: kết hợp hà hơi thở ngạt và xoa bóp tim ngòai lòng ngực
Xoa bóp tim ngoài lòng ngực làm sao?
Khi ấn tim nạn nhân phải giữ 2 cánh tay thẳng và dùng lực của sống lưng của mình ấn xuống và nâng lên chứ không phải dùng lực của khuỷu tay.
Nếu trong trường hợp chỉ có một người thực hiện sơ cấp cứu cho nạn nhân thì chúng ta thực hiện theo cách ấn 15 thổi 1, tức là ấn tim nạn nhân 15 lần rồi thổi hơi qua miệng nạn nhân 1 lần, thao tác thổi như ở trường hợp I. Và cứ lập đi lập lại cho đến khi nạn nhân ho và thở lại. Việc này phải kiên trì thao tác liên tục, không được gián đoạn và nó có thể kéo dài hàng tiếng đồng hồ.
Nếu trong trường hợp có 2 người thao tác sơ cấp cứu nạn nhân thì chúng ta thao tác theo cách ấn 5 lần thổi 1 lần và 1 người ấn, 1 người thổi.

Khi nạn nhân đã thở lại được chúng ta vẫn phải theo dõi và đặt nạn nhân vào vị trí hồi sức như trường hợp 1 nêu trên.
Khi đã tự thở được, nạn nhân vẫn còn trong trạng thái hôn mê nên phải đặt nạn nhân nằm ở tư thế nghiêng đầu về một bên để đường thở lưu thông, các dịch còn lại không bị chảy ngược vào phổi. Lúc này, nhanh chóng ủ ấm cho bệnh nhân và đưa tới bệnh viện để điều trị tiếp các biến chứng.





SƠ CỨU TẠM THỜI GÃY XƯƠNG
I. Mục đích
Cố định tạm thời giữ cho xương gãy tương đối yên tĩnh. Bệnh nhân vận chuyển vô tuyến sau an toàn giảm mức độ nguy hiểm như đau đớn, mất máu, đầu xương đâm ra gây vết thương mới cho nạn nhân.
II. Nguyên tắc
Không đặt nẹp trực tiếp lên da thịt nạn nhân phải có đệm lót ở đầu nẹp, đầu xương (không cởi quần áo, cần thiết rạch theo đường chỉ).
- Cố định khớp trên và dưới ổ gãy, riêng xương đùi bất động 3 khớp.
- Bất động ở tư thế cơ năng: Chi trên treo tay vuông góc, chi dưới duỗi thẳng 180o.
Trường hợp gãy kín phải kéo chi liên tục bằng một lực không đổi trong suốt thời gian cố định.
Trường hợp gãy hở: Không được kéo nắn ấn đầu xương gãy vào trong nếu có tổn thương động mạch phải đặt ga rô tùy ứng, xử trí vết thương để nguyên tư thế gãy mà cố định.
Sau khi cố định buộc chi gãy với chi lành thành một khối thống nhất.
Nhanh chóng, nhẹ nhàng, vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.
v Nẹp: phải đảm bảo đủ độ dài, rộng và dày
· Nẹp kim loại (nẹp Cramer): nẹp này có thể uốn cong theo các khuỷu thường dùng để cố định gãy xương cánh tay, cẳng tay và cẳng chân.
· Nẹp Thomas: (giá Thomas): loại này dùng cho trường hợp gãy xương đùi.
· Nẹp Beckel (máng Beckel): loại này thường dùng trong gãy xương cẳng chân.
· Nẹp tùy ứng: là loại nẹp làm bằng tre hay bất kỳ vật liệu gì sẵn có
2. Cố định tạm thời gãy xương cẳng tay
Nẹp tre: sau khi kéo xương vào đúng vị trí cũ, sửa cho thật thẳng, rồi đắp thuốc lên, dùng nẹp ép hai bên theo chiều dài xương, dùng băng, dây, vải, khăn... cột lại để cố định.
Nếu cần thì treo tay hoặc băng ép vào người bằng băng tam giác, băng thường, mảnh vải...
Nẹp crame: dùng 1 nẹp đặt sát mặt sau cẳng tay, cánh tay trừ bàn tay, từ giữa cánh tay đến cẳng tay ở tư thế 900, băng vòng tròn từ bàn tay đến giữa cánh tay.
3. Cố định tạm thời gãy xương cánh tay
Nẹp tre: đặt nẹp ngay ngắn ở mặt trong cánh tay trong nách -àkhuỷu, nẹp dài ở mặt ngoài cánh tay từ vai à khuỷu, dùng băng cố định đầu trên và đầu dưới nẹp và buộc chặt vào thân người.
Nẹp Crame: giữ cẳng tay cho vùng nối góc với cánh tay đặt nẹp uốn cong với cánh tay đi sau cánh tay đến cẳng tay, bàn tay bị gãy và buộc cố định nẹp vào chi và thân bằng các vòng băng.
4. Cố định tạm thời gãy xương cẳng chân
Nẹp tre: đặt 2 nẹp trong ngoài cẳng chân từ đùi xuống bàn chân dùng băng cố định nẹp chi và trên khớp gối giữa đùi.
Nẹp Crame: đặt 1 nẹp từ giữa đùi đến gót chân rồi bẻ cho vuông góc với bàn chân đến gót chân dùng băng cố định nẹp.
5. Cố định tạm thời gãy xương đùi
Nẹp tre: 3 nẹp – 1 nẹp từ bẹn xuống mắt cá chân, 1 nẹp từ mào chậu xuống gót sau và 1 nẹp từ hố nách xuống mắt cá ngoài. Sau đó dùng băng cố định nẹp vào chi, ở cổ chân, 1/3 trên cẳng chân, trên gối, bẹn bụngvà dưới nách.
Nẹp Crame: cũng 3 nẹp trên nhưng đến gót chân bẻ gập 900 vào bàn chân rồi dùng băng cố định
Chúng ta phải có một sự chăm sóc đặc biệt và cẩn thận. Tuyệt đối không nên di chuyển nếu không thật cần thiết.
Ghi chú: Những phương pháp bó nẹp cố định xương gãy như trên, chỉ dùng tạm thời trong khi chờ di chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét